Baner

ĐẨY MẠNH HỌC TẬP SUỐT ĐỜI TẠI XÃ TỎA TÌNH, HUYỆN TUẦN GIÁO

Thứ hai - 27/09/2021 17:13
ĐẨY MẠNH HỌC TẬP SUỐT ĐỜI TẠI XÃ TỎA TÌNH, HUYỆN TUẦN GIÁO
Trong những năm qua, công tác Khuyến học, Khuyến tài, Xây dựng xã hội học tập của xã Tỏa Tình đã có nhiều khởi sắc và đạt được kết quả đáng khích lệ. Đặc biệt, từ năm 2015, thực hiện Quyết định số 281/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ về “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020” đã nhận được sự ủng hộ, tham gia tích cực, nhiệt tình của các cấp ủy đảng, chính quyền và đông đảo nhân dân; kết quả đạt được đã tạo sự chuyển biến tích cực trong phong trào học tập, rèn luyện của nhân dân và là tiền đề quan trọng để triển khai xây dựng xã hội học tập trên địa bàn. Cũng từ đó, phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập của xã như được tiếp thêm sức mạnh, ngày càng đi vào chiều sâu, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ và thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.

Ông Mùa A Lử - Phó chủ tịch HKH xã Tỏa Tình trao giấy khen và quà cho dòng họ Mùa "Dòng họ hiếu học" được HKH tỉnh tặng
       Trong giai đoạn diễn ra hội nhập sâu rộng và toàn cầu hóa hiện nay, việc học tập thường xuyên, học tập suốt đời đối với mỗi cá nhân và việc xây dựng xã hội học tập đối với mỗi quốc gia, dân tộc lại càng có ý nghĩa quan trọng hơn bao giờ hết. Điều đó, một lần nữa lại khẳng định tính đúng đắn và giá trị to lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh về học tập thường xuyên, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập.
Song song với phát huy vai trò của Hội khuyến học xã trong việc vận động, hướng dẫn nhân dân nâng cao công tác khuyến học, chăm lo cho sự nghiệp trồng người; trong thời gian qua, Tỏa Tình đã rà soát, đánh giá hiệu quả hoạt động của các Trung tâm Học tập cộng đồng tại xã trong việc đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đề xuất mô hình hoạt động hiệu quả trong công tác hỗ trợ phong trào học tập suốt đời. Các mô hình học tập được nhân rộng đã góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và phát triển kinh tế xã hội.
Từ các mô hình học tập được triển khai, nhân rộng trong cộng đồng đã có tác động tích cực trong đời sống nhân dân; giúp cho người dân thoát nghèo, vươn lên hộ dân khá giả, làm giàu chính đáng nhờ được trang bị tri thức mới, kỹ năng mới. Từ đó, gia đình, cộng đồng đã tạo ra mô hình sản xuất - kinh doanh mới như chuyển đổi cơ cấu sản xuất, cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao; mở mang dịch vụ mới, phát triển kinh tế trang trại,...Các mô hình học tập đã đem lại lợi ích thiết thực, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội; thực hiện mục tiêu xóa mù chữ, phổ cập giáo dục; xóa đói, giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống cho mỗi gia đình và cộng đồng.
Cuộc sống là một trường học thực tế sinh động, là nơi để “thực hành” những điều đã học. Học tập suốt đời là mỗi ngày phải học hỏi thêm được những điều mới mẻ; học đến đâu, luyện tập và thực hành đến đó. Trong lao động, làm việc là quá trình tự học tập, tích lũy, bổ sung kinh nghiệm, đúc kết kiến thức từ thực tiễn, và phải nghiên cứu kinh nghiệm cũ để giúp cho thực hành mới, lại đem thực hành mới để phát triển kinh nghiệm cũ làm cho nó đầy đủ, dồi dào thêm. Do đó, mỗi ngày chúng ta nên dành một thời gian nhất định để tự học, đừng lấy lý do bận việc cá nhân mà sao nhãng việc học tập, có như vậy chúng ta mới có thể thu được thành công.
           Phát huy vai trò nòng cốt của Hội Khuyến học xã trong việc liên kết, phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức, để đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập, đồng thời ký Chương trình phối hợp giữa Hội Khuyến học, Mặt trận tổ quốc và các tổ chức thành viên về đẩy mạnh các hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập; phối hợp với MTTQ trong việc tổ chức ngày Hội Đại đoàn kết toàn dân tộc gắn với biểu dương các Gia đình văn hóa, bản văn hóa và Gia đình học tập, Dòng họ học tập, Cộng đồng học tập, Đơn vị học tập, từ đó đã tạo được không khí thi đua sôi nổi trong cộng đồng, các gia đình, dòng họ; tạo được sự quan tâm và ủng hộ của toàn xã hội đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập.      
        Để thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng xã hội học tập tiến bộ đòi hỏi sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, kịp thời của các cấp ủy Đảng, chính quyền; sự phối hợp có hiệu quả của Ủy ban MTTQ, các đoàn thể và sự ủng hộ tích cực của các cơ quan, doanh nghiệp và toàn thể nhân dân nhằm đẩy mạnh phong trào khuyến học, khuyến tài; phong trào học tập thường xuyên, học suốt đời trong cơ quan, đơn vị, gia đình, dòng họ, cộng đồng tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trong toàn xã hội để xây dựng xã hội học tập tiến bộ hơn./.



 

Tác giả: admin

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Khẩu hiệu
LIÊN KẾT NHANH
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây